CÁCH NGỒI ĐẸP
Một pho tượng cách điệu, để trưng bày, hướng tới tư tưởng thiền học, tinh thần rèn tâm đi vào đời sống, như bộ môn tâm năng dưỡng sinh, yoga, trà tĩnh, khí công, mật tông trì chú, thiền quán… Đều là tư thế ngồi này, mục đích là điều tâm dùng ý thức lực để luyện tập.
Đối với Đức Phật khi còn tu khổ hạnh trên dãy Tuyết Sơn, Ngài là biểu tượng của tư thế đẹp vững chãi đó, khi tu xong Ngài bước ra khỏi toạ cụ để tạ ơn cội Bồ Đề đã che nắng mưa, rủ xuống nguồn sinh khí để ngài đánh thức tiềm năng sâu thẳm, kể từ đó cội Bồ Đề in dấu ấn một đấng từ tôn, một nhân duyên vỹ đại, như đoá hoa của địa cầu mấy ngàn năm mới nở một lần, vết chân hành hoá của Ngài trải tình thương rộng khắp và khai thị vô minh cho nhân quần xã hội. Ngài đi, đứng, nằm, ngồi (hành, trụ, toạ, ngoạ) đều là hiện tướng của THIỀN - ĐẠO với một từ trường năng lượng siêu nhiên.
Mẫu tượng này được lấy ý tưởng từ “TƯ THẾ TOẠ THIỀN” của một hành giả chuyên sâu hàm dưỡng công phu Thiền, đậm chất nghệ thuật, liên tưởng trạng thái buông thư, tự tại, không còn gánh lo đời thường, diện mạo thánh thiện nhưng gần gũi, tạo cảm giác người xem dễ chịu và thư thái trong tâm hồn.
NNƯT Phạm Văn Tuyên
Trải dòng lịch sử, Rồng được tượng trưng cho quyền lực và ngôi Hoàng đế, gánh vác những vai trò quan trọng trong sứ mệnh cao cả.
Rồng còn là con giáp hùng mạnh nhất, khí chất tiềm ẩn, khôn lường. Tính cách người tuổi Rồng hào sảng, quyền biến, thông minh và tài hoa.
Tác phẩm Gốm Phù Điêu Rồng cuộn mình vần vũ, sinh động đang vươn lên, biểu hiện vận khí cát tường.
Cửu Long Tranh Châu 九龍爭珠 (9 Rồng tranh đoạt viên Minh Châu)
Ngụ ý về 9 vị Anh hùng cùng tranh đoạt một ngôi bá chủ; Rồng mạnh đoạt được Minh Châu lập tức trở thành Long chủ, đứng đầu trong thiên hạ. Trong thi Đình người đỗ đầu là Trạng nguyên, trong kinh doanh, thể thao, hội thi... sẽ có một nhân vật xuất sắc nhất, đây là tinh thần thi đua như "Cửu Long Tranh Châu". Bộ tác phẩm Cửu Long Tranh Châu chất liệu gốm men ngọc do Nghệ nhân Ưu tú Phạm Văn Tuyên chế tác là một kỹ năng điêu luyện nặn đắp đã đi qua thử thách của lửa mức nhiệt 1230 độ C, Bộ tác phẩm này đóng góp thêm sự phong phú của nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Nghê - linh vật thuần Việt song hành cùng nghệ thuật điêu khắc dân gian Việt Nam. Nghê xuất hiện trong nhiều không gian sống của người Việt, từ nhà dân đến cung điện, đình, chùa…Thẩm thấu đời sống, tín ngưỡng, được dân gian hóa, nghê phản ánh một biểu tượng văn hoá, nghệ thuật điêu khắc chất các chất liệu như: gỗ, đá, đồng, đất nung và gốm sứ... Đôi Nghê này với kích thước lớn nhất Việt Nam bằng chất liệu gốm, được chế tác, nung đốt công phu, thành phẩm mỹ mãn của Nghệ nhân Ưu tú Phạm Văn Tuyên, sản phẩm khẳng định sự thăng hoa của gốm hiện đại, thể hiện rõ tiêu chí giữ gìn và phát triển nghề truyền thống.